Thị phần sử dụng điện khai thác Bitcoin tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 50%, tính đến tháng 4/2021. Trong khi đó, tỷ lệ khai thác Bitcoin tại Kazakhstan tăng gấp 6 lần.
Xem thêm
Dữ liệu từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge chỉ ra trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021, tỷ lệ băm (hashrate) toàn cầu tại Trung Quốc đã giảm từ hơn 75% xuống còn 46%. Trong khi đó, thị phần sử dụng điện để khai thác Bitcoin tại Kazakhstan vươn lên vị trí thứ 3 trên thế giới, cao gấp 6 lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, dữ liệu cũng cung cấp cái nhìn rõ ràng về quá trình di cư theo mùa của các thợ đào tiền mã hóa. Họ di chuyển từ Tân Cương (phía tây Trung Quốc) đến các vùng phía nam để tận dụng nguồn năng lượng thuỷ điện giá rẻ trong mùa mưa.
Gần một thập kỷ, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng này. Trong tháng 5, những đòn mạnh tay của Bắc Kinh liên tiếp giáng lên nền kinh tế tiền mã hóa.
Tuy nhiên, việc trục xuất các mỏ khai thác tiền mã hóa khỏi Trung Quốc khiến quá trình theo dõi hoạt động sử dụng điện gặp nhiều khó khăn. “Tôi nghĩ sự gia tăng các cuộc đàn áp lên tiền mã hóa tại Trung Quốc khiến mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Các nhóm khai thác có thể đi đến bất cứ đâu, không có cách nào để theo dõi trừ khi đó là hệ thống đầu nguồn”, Financial Times dẫn lời Michel Rauchs - trưởng nhóm tài sản kỹ thuật số tại CCAF.
Chỉ số tiêu thụ điện của Bitcoin phụ thuộc một phần vào giá trị của đồng mã hóa trên thị trường. Ảnh: Yellow Block.
Chỉ số tiêu thụ điện của Bitcoin phụ thuộc một phần vào giá trị của đồng mã hóa trên thị trường. Ảnh: Yellow Block.
Đối với Perianne Boring - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Phòng Thương mại Kỹ thuật số, điều quan trọng là các thợ đào Bitcoin sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại Mỹ, ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa tại những nơi như Kazakhstan lại chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch - nguồn nhiên liệu tạo ra gần 90% lượng điện toàn quốc vào năm 2020.
“Nhu cầu về điện tăng được đáp ứng bằng cách kéo dài tuổi thọ các nhà máy điện cũ hoặc phục hồi hoàn toàn các nhà máy đã ngừng hoạt động vì hết khả năng sinh lời”, ông Rauchs cho biết.
Chỉ số tiêu thụ điện CCAF của Bitcoin cho thấy hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu tiêu hao 8 gigawatt/giờ/ngày, nhiều hơn so với mức tiêu thụ điện hàng năm tại Áo. Tuy nhiên, con số đó có thể thay đổi nhờ giá Bitcoin. Khi giá Bitcoin chạm đỉnh hồi đầu tháng 4, mức tiêu thụ điện hàng năm đạt 130,03 terawatt/giờ.
Đà tăng giá Bitcoin trong tháng 5 cũng khiến mức tiêu thụ điện tăng kỷ lục, chạm mốc 141,28 terawatt/giờ, rồi lao dốc khi Elon Musk đăng tweet lo ngại về tác động môi trường của tiền mã hóa.
21-07-2021 12:45
Khai thác Bitcoin tại Trung Quốc giảm mạnh, Kazakhstan tăng gấp 6
Thị phần sử dụng điện khai thác Bitcoin tại Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 50%, tính đến tháng 4/2021. Trong khi đó, tỷ lệ khai thác Bitcoin tại Kazakhstan tăng gấp 6 lần.
Xem thêm
Dữ liệu từ Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge chỉ ra trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021, tỷ lệ băm (hashrate) toàn cầu tại Trung Quốc đã giảm từ hơn 75% xuống còn 46%. Trong khi đó, thị phần sử dụng điện để khai thác Bitcoin tại Kazakhstan vươn lên vị trí thứ 3 trên thế giới, cao gấp 6 lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, dữ liệu cũng cung cấp cái nhìn rõ ràng về quá trình di cư theo mùa của các thợ đào tiền mã hóa. Họ di chuyển từ Tân Cương (phía tây Trung Quốc) đến các vùng phía nam để tận dụng nguồn năng lượng thuỷ điện giá rẻ trong mùa mưa.
Gần một thập kỷ, Bắc Kinh đã cố gắng hạn chế ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng này. Trong tháng 5, những đòn mạnh tay của Bắc Kinh liên tiếp giáng lên nền kinh tế tiền mã hóa.
Tuy nhiên, việc trục xuất các mỏ khai thác tiền mã hóa khỏi Trung Quốc khiến quá trình theo dõi hoạt động sử dụng điện gặp nhiều khó khăn. “Tôi nghĩ sự gia tăng các cuộc đàn áp lên tiền mã hóa tại Trung Quốc khiến mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Các nhóm khai thác có thể đi đến bất cứ đâu, không có cách nào để theo dõi trừ khi đó là hệ thống đầu nguồn”, Financial Times dẫn lời Michel Rauchs - trưởng nhóm tài sản kỹ thuật số tại CCAF.
Chỉ số tiêu thụ điện của Bitcoin phụ thuộc một phần vào giá trị của đồng mã hóa trên thị trường. Ảnh: Yellow Block.
Đối với Perianne Boring - nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Phòng Thương mại Kỹ thuật số, điều quan trọng là các thợ đào Bitcoin sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại Mỹ, ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa tại những nơi như Kazakhstan lại chủ yếu sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch - nguồn nhiên liệu tạo ra gần 90% lượng điện toàn quốc vào năm 2020.
“Nhu cầu về điện tăng được đáp ứng bằng cách kéo dài tuổi thọ các nhà máy điện cũ hoặc phục hồi hoàn toàn các nhà máy đã ngừng hoạt động vì hết khả năng sinh lời”, ông Rauchs cho biết.
Xem thêm
Chỉ số tiêu thụ điện CCAF của Bitcoin cho thấy hoạt động khai thác Bitcoin trên toàn cầu tiêu hao 8 gigawatt/giờ/ngày, nhiều hơn so với mức tiêu thụ điện hàng năm tại Áo. Tuy nhiên, con số đó có thể thay đổi nhờ giá Bitcoin. Khi giá Bitcoin chạm đỉnh hồi đầu tháng 4, mức tiêu thụ điện hàng năm đạt 130,03 terawatt/giờ.
Đà tăng giá Bitcoin trong tháng 5 cũng khiến mức tiêu thụ điện tăng kỷ lục, chạm mốc 141,28 terawatt/giờ, rồi lao dốc khi Elon Musk đăng tweet lo ngại về tác động môi trường của tiền mã hóa.
Bài Viết Hot
Xếp hạng thành viên
136 điểm - 124 bài viết
65 điểm - 62 bài viết
50 điểm - 49 bài viết
48 điểm - 11 bài viết
12 điểm - 11 bài viết
Cộng đồng mới nổi
11 Thành viên - 2 Bài viết
9 Thành viên - 3 Bài viết
8 Thành viên - 4 Bài viết
5 Thành viên - 3 Bài viết
6 Thành viên - 1 Bài viết
Cộng đồng cùng chuyên mục
4 Thành viên - Bài viết
5 Thành viên - Bài viết
4 Thành viên - Bài viết
6 Thành viên - Bài viết
Bài viết cùng cộng đồng